Mua và sử dụng giấy nhám cần lưu ý điều gì? Kim Hữu Phát

Mua và sử dụng giấy nhám cần lưu ý điều gì?

28/12/2020
Mua và sử dụng giấy nhám cần lưu ý điều gì?

Giấy nhám là loại giấy phổ biến được sử dụng để mài mòn bề mặt vật liệu. Tuy nhiên không phải người dùng nào cũng biết mua và sử dụng giấy nhám phù hợp với nhu cầu. Do vậy, bài viết dưới đây đưa ra một vài gợi ý nhỏ, tham khảo để rút kinh nghiệm cho mình bạn nhé.

1. Các loại giấy nhám cơ bản

Thị trường với nhiều loại giấy nhám khác nhau, đa dạng mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ, độ hạt. Thậm chí, mỗi cơ sở sản xuất đều áp dụng công nghệ tạo ra giấy nhám khác nhau, vì vậy mà chất lượng của chúng sẽ có sự khác biệt. Song, có ba hình thức giấy nhám thông dụng nhất có thể kể đến là giấy nhám thùng, giấy nhám cuộn và giấy nhám tờ.

- Giấy nhám thùng: Với kích thước khá lớn, thích hợp sử dụng để chà nhám, đánh bóng bề gỗ. Máy chà nhám thùng sẽ có 3 kích thước phổ biến là 600mm, 900mm và 1300mm.

- Giấy nhám băng: Là loại giấy nhám có kích thước vừa phải, chiều rộng từu 300mm trở xuống. Sản phẩm này được đóng thành băng nhỏ hay cuộn, khi dùng sẽ được kết hợp cùng với loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh,… Ngoài ra, nó cũng có thể được cắt thành miếng để chà nhám thủ công bằng tay tùy theo nhu cầu.

- Giấy nhám tờ: Phổ biến với kích thước 230x280mm. Nó được sử dụng nhiều để chà nhám thủ công, đôi khi cũng được kết hợp với máy chà nhám rung cầm tay. Khi muốn xả nhám để chuẩn bị quá trình sơn PU mọi người thường sử dụng giấy nhám này.

Ngoài ra, một số loại giấy nhám còn được phân loại dựa vào mật độ hạt mài mòn trên giấy. Độ hạt này được ký hiệu bằng chữ P và có các bước nhám như sau:

- P40:  Loại giấy nhám này phù hợp sử dụng để phá bề mặt thô ráp của gỗ, mang lại độ bằng phẳng tương đối.

- P80: Đây cũng là dòng giấy nhám phá nhưng so với P40 thì nó đảm bảo bề mặt mịn màng hơn một chút.

- P180: Loại giấy nhám này giúp bề mặt của sản phẩm được nhẵn mịn và dễ dàng cho công đoạn lót PU tiếp theo.

- P240: Loại giấy nhám này dùng để xả lót PU trong quá trình sơn.

- P320: Là loại giấy nhám xả với độ mịn màng cao.

- P400: Đây chính là loại giấy nhám có độ mịn cao nhất hiện nay, nó phù hợp với những ai có yêu cầu khắt khe trong việc chà bề mặt sản phẩm.

Để lựa chọn loại giấy nhám nào người dùng phải hiểu được nhu cầu của mình, đồng thời nắm rõ đặc điểm cấu tạo và độ hạt của giấy nhám từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp, đảm bảo tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả chà nhàm tốt nhất mà không cần phải tốn nhiều thời gian.

2. Lưu ý khi mua giấy nhám

- Trước khi quyết định lựa chọn loại giấy nhám nào cần phải nắm rõ thông số kỹ thuật của giấy nhám, về độ nhám, cỡ nhám để đảm bảo phát huy được hiệu quả và tiết kiệm thời gian chà nhám.

- Điều tiếp theo phải quan tâm là hình thức giấy nhám đó có thể là giấy nhám tờ, giấy nhám cuộn hay giấy nhám thùng, giấy nhám xếp,… Việc lựa chọn hình thức giấy nhám nào phụ thuộc vào cách thức mà bạn chà nhám thủ công bằng tay hay dùng máy chà nhám? Tùy theo mỗi loại máy chà nhám khác nhau mà nó cũng sẽ phù hợp với một loại giấy nhám riêng, đảm bảo được tiến hành và mang lại hiệu quả đúng như mong muốn của người dùng.

3. Cách sử dụng giấy nhám

Tùy vào đặc điểm, chủng loại của giấy nhám mà người dùng sẽ lựa chọn phương pháp chà nhám nào cho phù hợp. Chẳng hạn, thị trường có hai loại giấy nhám khác nhau là giấy nhám khô và giấy nhám ướt. Mỗi loại đều có cách sử dụng riêng, chỉ khi dùng đúng thì nó mới phát huy được công dụng như ý.

- Đối với giấy nhám khô: Để sử dụng loại giấy nhám này tương đối đơn giản, bạn chỉ việc chà trực tiếp giấy nhám lên bề mặt của vật liệu cần chà mà không cần phải qua bất kỳ khâu trung gian nào.

- Đối với giấy nhám ướt: Để giấy nhám dưới vòi nước đang chảy và chà nhám. Hoặc bạn có thể nhúng giấy nhám vào nước rồi vò nát để nước ngấm vào giấy nhám, sau đó dùng nó để chà nhám.

Viết bình luận của bạn:
Lỗi giao diện: file 'snippets/call-now.bwt' không được tìm thấy